Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La: Thảo luận về dự thảo Luật Giá (sửa đổi); Luật Đấu thầu (sửa đổi); việc thực hiện Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam liên quan đến thông tin “nơi sinh” trên hộ chiếu

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, chiều ngày 7/11, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La đã tham gia thảo luận tại Tổ thảo luận số 5 về dự thảo Luật Giá (sửa đổi); Luật Đấu thầu (sửa đổi); việc thực hiện Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam liên quan đến thông tin “nơi sinh” trên hộ chiếu.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La tham gia thảo luận tại Tổ.

           

Phát biểu tại phiên thảo luận Tổ về dự thảo Luật Giá (sửa đổi), đại biểu Hoàng Thị Đôi, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La, đề nghị sửa đổi, bổ sung quy định về "hàng hóa" tại khoản 1 Điều 4; quy định về “hàng hóa” như dự thảo chưa đủ các loại hình thức liên quan đến sự chuyển dịch tài sản trên thị trường, như: Tặng cho, mượn, gửi giữ, thế chấp, cầm cố. Đại biểu đề nghị bổ sung cụm từ “trao đổi, mua, bán” bằng cụm từ “giao dịch dân sự", căn cứ theo Điều 116 Bộ Luật dân sự  “giao dịch dân sự” sẽ bao gồm tất cả các hình thức chuyển dịch tài sản trên thị trường. Đồng thời, đề nghị bổ sung cụm từ “là tài sản hiện có, tài sản hình thành trong tương lai” sau cụm từ “động sản và bất động sản”, để phù hợp với quy định tại Điều 108 Bộ Luật dân sự quy định về tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai và để phù hợp với Luật Kinh doanh bất động sản.

           
Tại khoản 4 Điều 13, đề nghị giữ nguyên thẩm quyền của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội đối với việc quyết định danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh cần giữ vai trò kiểm soát đối với UBND tỉnh về các quyết định liên quan đến định giá đối với hàng hóa, dịch vụ có tính địa bàn theo phạm vi quản lý, nhằm đảm bảo lợi ích của người dân, doanh nghiệp, tránh việc lạm dụng chính sách để trục lợi. Đồng thời, tại khoản 5 đề nghị sửa đổi, bổ sung phân công, phân cấp thẩm quyền, trách nhiệm tiếp nhận kê khai giá, thực hiện bình ổn giá, trách nhiệm xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về giá và các nhiệm vụ khác thuộc thẩm quyền. Do hiện nay có 6 cơ sở dữ liệu quốc gia để phát triển Chính phủ điện tử, cơ sở dữ liệu về giá chỉ còn cơ sở dữ liệu quốc gia về giá, nên thống nhất cách gọi để thuận tiện cho việc quản lý, sử dụng;  xét từng bước bỏ quy định về lập quỹ bình ổn giá, về thực chất đây là biện pháp bình ổn giá có thời hạn và nhà nước còn có sự can thiệp bằng biện pháp hành chính vào hoạt động kinh tế, đây là biện pháp không còn phù hợp trong nền kinh tế thị trường...

Đại biểu Hoàng Thị Đôi phát biểu tại phiên họp Tổ.

           

Tham gia dự thảo Luật Giá (sửa đổi), đại biểu Chá A Của, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La, đề nghị bổ sung HĐND giao Thường trực HĐND có ý kiến về quyết định giá hàng hóa dịch vụ trong trường hợp UBND cấp tỉnh trình xin ý kiến theo quy định của pháp luật, trừ các trường hợp thuộc thẩm quyền của HĐND để đảm bảo tính chặt chẽ của Luật và trách nhiệm của Thường trực HĐND đối với vấn đề quyết định giá hàng hóa dịch vụ trong trường hợp UBND cấp tỉnh trình xin ý kiến.

Đại biểu Chá A Của phát biểu tại Phiên họp Tổ.

           

Tham gia đối với dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi), đại biểu Vi Đức Thọ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Ủy viên Ủy ban Xã hội của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La, đề nghị cần quy định hoặc hướng dẫn cụ thể về “trường hợp cần thiết” tại khoản 1, Điều 39; việc quy định cụ thể trường hợp thế nào được coi là cần thiết sẽ giúp hạn chế các trường hợp thực hiện đấu thầu trước nhưng không cần thiết, hoặc trường hợp đã đấu thầu trước nhưng dự án lại không được phê duyệt dẫn đến việc bồi hoàn, lãng phí nguồn lực. Đồng thời, tại khoản 4, Điều 39, đề nghị quy định hoặc hướng dẫn cụ thể về việc chủ đầu tư bồi hoàn chi phí cho nhà thầu, đặc biệt là các dự án từ nguồn ngân sách nhà nước khi dự án không được phê duyệt, thì lấy nguồn nào để thực hiện bồi hoàn.

Đại biểu Vi Đức Thọ phát biểu tại Phiên họp Tổ.

         

Đề nghị làm rõ “trường hợp bất khả kháng” tại điểm a, khoản 4, Điều 68 về "Trường hợp bất khả kháng hoặc phát sinh các điều kiện bất lợi, cản trở nhà thầu trong việc thực hiện hợp đồng". Hai nội dung này rất quan trọng liên quan đến triển khai tiến độ các dự án và tiến độ các dự án liên quan. Để quá trình triển khai được đảm bảo, không vướng khi thực hiện, đề nghị làm rõ về trường hợp bất khả kháng và đặc biệt là các điều kiện bất lợi, cản trở nhà thầu thực hiện hợp đồng. Đây là nội dung mới, do vậy cần làm rõ hơn để thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện.

Nguồn tin: baosonla.org.vn


Tin liên quan
Gửi ban biên tập
Văn bản Mới
Ảnh hoạt động
Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang truy cập : 2
Hôm nay : 631
Hôm qua : 727
Tổng số lượt truy cập : 574431